Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Ứng phó với biến đổi khí hậu bằng nhà nổi

Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp và nặng nề hơn. Vì vậy việc tìm ra các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu là điều cần thiết nhất hiện nay đối với các nước, đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển.

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính gây ra các thảm họa thiên tai, làm cho hầu hết tất cả các nước thiệt hại nặng nề. Một trong những thiên tai hiện đang đe dọa nơi ở của hàng tỷ người dân hiện nay chính là nước biển dâng. Vì vậy các nước đã tìm ra một biện pháp mới để đối phó với tình trạng này, đó chính là “nhà nổi”.

 Công trình nhà nổi mang tên bioclimatic.

Các chuyên gia dự đoán biến đổi khí hậu sẽ khiến cho mực nước biển tăng thêm ít nhất 0,9 m vào năm 2100, khiến hàng trăm thành phố nằm thấp hơn so với mực nước biển như Bangkok (Thái Lan), London (Anh), Miami (Mỹ) đứng trước rủi ro bị ngập lụt lớn kéo dài.

Vì vậy kể từ cuối năm 2009, các nhà phát triển bất động sản tại Hà Lan đã cho xây dựng một tổ hợp gồm 75 tòa nhà chủ yếu được làm bằng gỗ, nhôm, kính để đối phó với biến đổi khí hậu . Dự án ra đời nhằm chứng minh một điều: các cư dân bình thường (cụ thể là gần 1.000 cư dân) có thể sống một cách thoải mái trên mặt nước.
Dự án Waterbuurt là một cách con người đối phó với tình trạng nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu. Đặc biệt đối với những nước nằm thấp hơn so với mực nước biển như Hà Lan, biến đổi khí hậu là một mối lo thường trực.

Hiện tại, cư dân sinh sống ở thành phố nổi Waterbuurt cũng đông đúc không kém gì ở trung tâm Amsterdam. Vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể nhân rộng mô hình này ở nhiều nước trên thế giới.


Tuy nhiên để con người không phải sống trong tình trạng lo mất nơi ở, chính phủ các nước cần khuyến khích người dân giảm ô nhiễm môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu bằng các biện pháp thiết thực như : khuyến khích người dân trồng nhiều cây; thông tắc cống; hạn chế sử dụng xe máy, túi nilon; không vứt rác, xả thải, xả nước hút bể phốt bừa bãi ra môi trường…