Ô
nhiễm môi trường do các loại nước thải sinh hoạt ngày càng trở nên nặng nề hơn,
vì vậy việc đưa ra những quy định về nước thải sinh hoạt đã được xử lý trước
khi thải ra môi trường là điều vô cùng cần thiết.
Thường thì mọi người dân không xử lý các loại nước
thải sinh hoạt, nước hút bể phốt, thông tắc cống mà
xả trực tiếp ra môi trường luôn, vì vậy có rất ít người biết những quy chuẩn về
nước thải sinh hoạt.
Nhưng để bảo vệ môi trường, thì việc biết những
kiến thức cơ bản này là điều cần thiết, bởi vậy chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu
rõ hơn về những quy chuẩn trong việc xử lý nước thải sinh hoạt.
2. Đối
tượng áp dụng
Quy chuẩn về nước thải sinh hoạt áp dụng đối với cơ
sở công cộng, doanh trại lực lượng vũ trang, cơ sở dịch vụ, khu chung cư và khu
dân cư, doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra môi trường.
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
- Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động
sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân, lâu ngày không được thong tac.
- Nguồn nước
tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử
dụng xác định, nơi mà nước thải sinh hoạt thải vào.
Nước
thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường
2. Quy định kỹ thuật:
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm
trong nước thải sinh hoạt Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm
trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt
quá giá trị Cmax được tính toán như sau:
Cmax = C.K
Trong đó:
Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm
trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam
trên lít nước thải (mg/l);
C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định.
K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ,
cơ sở công cộng và chung cư quy định.