Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường là bài toán khó khăn cho những nhà quản lý, tạo nhiều thách thức trong công cuộc xây dựng đất nước. Đặc biệt, môi trường đô thị nước ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, cuộc sống người dân chịu nhiều ảnh hưởng xấu. Tiến đến xã hội hiện đại hơn, đất nước ta đã có những chính sách phát triển đô thị mới, phát triển gắn liền với bảo vệ môi trường.
Phát triển đô thị phải gắn liền với bảo vệ môi trường |
Tình
hình ô nhiễm đô thị nặng nề thể hiện ở cuộc sống khó khăn của người dân. Cống
rãnh ở các đô thị thường xuyên không được thông tắc, nước bẩn ứ đọng, đen ngòm như nước hút bể phốt. Hơn nữa, tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn
đã làm cho đô thị nước ta dường như bị biến chất, nhiều nơi trở thành điểm đen
ô nhiễm.
Do
đó, yêu cầu cấp thiết từ thực tế đã thúc đẩy nước ta xây dựng đô thị mới với những
chính sách:
-
Cần tiếp tục thực hiện những tiêu chí đô thị phát triển bền vững đã đề ra trong
định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, đồng thời tiến
hành nghiên cứu thực hiện cụ thể một số chương trình như: Chương trình quốc gia
về bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái đô thị;
thực hiện mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, vừa
đáp ứng nhu cầu về khối lượng, chất lượng phục vụ, vừa bảo đảm các yêu cầu bảo
vệ môi trường nói chung và môi trường đô thị nói riêng.
-
Tiến hành lập quy hoạch bảo vệ môi trường các vùng đô thị hóa bao gồm: Bảo vệ hệ
sinh thái và cảnh quan đô thị; cải tạo các khu nhà ổ chuột và khu nghèo đô thị;
hình thành vành đai xanh và không gian mở cho các thành phố, đặc biệt là thành
phố lớn, thành phố có khai thác khoáng sản; cấp thoát nước và vệ sinh môi trường;
quản lý chất thải rắn đô thị; quy hoạch nghĩa trang đô thị; bảo vệ không khí đô
thị; cải thiện công tác quản lý môi trường đô thị.
-
Lồng ghép những vấn đề môi trường vào công tác quy hoạch, gồm có quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch vùng, quy hoạch chung và quy hoạch chi
tiết đô thị. Thực hiện một cách có hiệu quả việc đánh giá tác động môi trường
cho các đồ án quy hoạch đô thị cấp quốc gia, vùng, thành phố và thị xã.
-
Thực hiện các quy định về quy hoạch và cải tạo nâng cấp kỹ thuật hạ tầng và dịch
vụ cho khu vực nghèo đô thị. Xây dựng một hệ thống đô thị không còn nhà ổ chuột
vào năm 2020 thông qua các chương trình cụ thể.
-
Tập trung vốn đầu tư, nâng cao năng lực quản lý, khai thác đô thị phù hợp với
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội. Cần quan tâm tới các yếu tố vùng,
liên tỉnh hoặc liên đô thị trong việc nghiên cứu các quy hoạch chuyên ngành hạ
tầng đô thị, nhất là đối với các lĩnh vực cấp nước, quản lý chất thải rắn,
nghĩa trang…
-
Rà soát, xây dựng và ban hành các quy trình kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn
trong các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị, môi trường. Quản lý chặt chẽ các dự
án đầu tư theo đúng các thủ tục về đánh giá tác động môi trường, bảo vệ cảnh
quan thiên nhiên và cảnh quan kến trúc, kể từ khâu lập luận chứng, thiết kế, đến
thi công và vận hành.
Xây
dựng đô thị mới với những bước tiến thành công sẽ đảm bảo cuộc sống ổn định cho
người dân, góp phần xây dựng cảnh quan đô thị xanh – sạch – đẹp. Đặc biệt, khi
đô thị giảm sự ô nhiễm, môi trường ở nước ta cũng sẽ trong lành hơn, góp phần tạo
điều kiện cho đầu tư và phát triển kinh tế. Thiết nghĩ, để thực hiện được thì mỗi
người dân cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, để mỗi người
là một tấm gương sáng cho cộng đồng noi theo.