Ô
nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước có thể gây ra rất nhiều các loại
bệnh, gây ra tình trạng thiếu nước sạch và có thể tăng nguy cơ tử vong cho con
người.
Mặc dù, nước ta có hệ thống sông ngòi chằng chịt,
nguồn nước ngọt dồi dào nhưng do những hành vi xả nước thải, nước hút bể phốt, rác thải bừa bãi mà nguồn
nước đã bị ô nhiễm, gây ra tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.
Hiện nay, hơn 80% người dân sống khu vực nông thôn
đang phải sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh. Còn những người dân sống tại các
thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mặc dù đã được hỗ trợ sử dụng nguồn nước
cấp sạch nhưng tình trạng thiếu nước vẫn xảy ra thường xuyên
và có xu hướng ngày càng nhiều hơn.
Các chuyên gia môi trường Tây Ban Nha đã mở một nghiên
cứu và khẳng định, hầu hết các khu đô thị của Việt Nam đều không có hệ thống xử
lý nước thải đô thị. Hiện toàn bộ lượng chất thải sinh hoạt đều đang được dẫn
theo hệ thong cong rạch và thoát ra sông ngòi…gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm
trọng.
Nhiều sông ngòi, kênh rạch nước đã chuyển sang màu
đen và bốc mùi hôi thối do những hành vi thiếu ý thức bảo vệ môi trường của các
tổ chức, cá nhân.
Chưa hết, những tác động từ biến đổi khí hậu khiến
cho tình trạng xâm nhập mặn tăng cao và đẩy nhanh tốc độ lan truyền nguồn
nước bẩn cũng góp phần đáng kể làm suy giảm mạnh chất lượng nguồn nước…Vì
vậy nước ta cần có những biện pháp để cải thiện chất lượng nguồn nước ngay.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia môi trường, nếu nước
ta chưa làm được việc thống nhất vùng trong hoạt động quản lý chất lượng nguồn
nước sông ngòi, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm thì rất khó để có thể cải thiện
chất lượng nguồn nước ngọt đang bị ô nhiễm hiện nay.
Vì vậy, việc làm cần thiết nhất hiện nay chính là
nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Khi nào không còn
các hành vi vứt rác, xả nước thải, nước hút bể phốt, xác động vật chết…xuống nguồn nước thì lúc đó chúng ta mới có thể
bắt tay vào triển khai giải quyết triệt để trình trạng ô nhiễm nguồn nước.