Theo
các chuyên gia môi trường, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở nước ta đã vượt quá khả
năng kiểm soát và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người cũng
như sự phát triển kinh tế – xã hội.
Nguồn nước vốn là nơi cư trú, là nguồn sống của các
loài động, thực vật và con người nhưng do con người và một số yếu tố thiên
nhiên nên nguồn nước hiện nay đang bị
suy thoái và bị phá hủy nghiêm trọng.
Nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng |
PGS. TS Phạm Văn Lợi, Viện trưởng Viện Khoa học quản
lý môi trường cho biết, nguồn nước bị ô
nhiễm đang ở mức báo động do hàm lượng chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, cặn lơ
lửng vượt chuẩn cho phép, nhất là tại các sông Cầu, sông Thị Vải, sông Nhuệ –
Đáy, sông Đồng Nai…
Trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người
tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước
đang gây ra những ảnh hưởng rõ ràng đến sức khỏe của chúng ta, thường xuyên sử
dụng nước bị ô nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh,
suy giảm nòi giống.
Theo các chuyên gia môi trường, ngoài nguy
ên nhân
gây ô nhiễm nước tự nhiên do mưa lũ, gió bão thì ở nước ta, nguyên nhân chính
gây ô nhiễm nguồn nước là nước thải sinh hoạt, y tế, công nghiệp và nông nghiệp.
Nguồn nước sạch đang ngày càng bị cạn kiệt vì vậy hàng
năm có gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư và chính là nguyên nhân mắc bệnh
chính là việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Vì vậy, việc cải thiện tình trạng cạn kiệt nguồn nước,
giảm ô nhiễm môi trường nước đang là
việc chúng ta cần làm hiện nay. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả chúng ta cần có
sự hợp tác của cả cộng đồng, người dân cần có ý thức bảo vệ môi trường, thường
xuyên thông tắc cống, vệ sinh môi
trường. Đặc biệt, chúng ta cần có các biện pháp mạnh để xử lý những hành vi xả
rác, xả nước hút bể phốt, nước thải
y tế, nước thải công nghiệp ra môi trường.