Nước
ta có nhiều làng nghề truyền thống, được hình thành từ lâu đời, tạo nên nét văn
hóa độc đáo cho dân tộc ta. Dạo quanh khu vực Hà Nội, ta cũng có thể dễ dàng bắt
gặp hình ảnh quen thuộc của các làng nghề, với bàn tay điêu luyện của người dân
đã tạo nên những sản phẩm mang nhiều nét đặc sắc. Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
là một trong những nơi lý tưởng nhất để khám phá ở thành phố Hà Nội. Nơi đây
không chỉ sản xuất ra sản phẩm lụa nổi tiếng, mà ngày nay làng Vạn Phúc còn là
một điểm tham quan nổi tiếng, luôn mang đến cho du khách cảm giác khó quên với
những điểm thú vị nổi tiếng, những tấm lụa lung linh sắc màu và những bữa ăn
tuyệt vời.
Lụa Vạn Phúc |
Đến
thăm Vạn Phúc, ta không khỏi ngây ngất trước cảnh tượng dải lụa ngút ngàn, rực
rỡ như những dải cầu vồng uốn lượn.
Công
đoạn để sản xuất ra những tấm lụa được người dân chia sẻ rất vất vả, từ khâu trồng
dâu nuôi tằm, đến kéo sợi, dệt lụa, nhuộm màu,… được bàn tay điêu luyện của người
dân làm từng chút, tỉ mỉ, cẩn thận để đem đến sản phẩm tốt nhất cho người tiêu
dùng.
Làng
lụa Vạn Phúc nằm bên dòng sông Nhuệ, phần nào làm cho cảnh sắc nơi đây thêm phần
thơ mộng. Song, người dân sản xuất lụa đã tùy tiện đổ chất thải ra sông, làm
cho dòng sông Nhuệ giờ đây bị ô nhiễm trầm trọng. Rác thải trên sông, làm chậm
lại hệ thống thong tac của dòng sông,
dòng chảy không còn được lưu thông như xưa. Hơn nữa, dân cư sinh sống trong
làng cũng có những hành vi vứt rác bừa bãi, làm xấu môi trường cảnh quan của
làng nghề. Nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ thống thong tac cong, hut be phot một phần là do rác thải gây ra. Người dân cần phải có nhận thức đúng đắn về
hành động bảo vệ môi trường để đảm bảo sức khỏe, đồng thời tạo cảnh quan thu
hút du khách để phát triển du lịch làng nghề.
Môi
trường sạch sẽ, người dân thân thiện, sản phẩm hấp dẫn đang là thế mạnh của
làng lụa Vạn Phúc để phát triển kinh tế, giúp cải thiện mức sống người dân. Người
dân cũng như các cơ quan chức năng của Vạn Phúc hãy cùng chung tay xây dựng
làng lụa ngày càng phát triển, xứng đáng với danh hiệu “Làng lụa ngàn năm” của
đất nước ta.
Câu
hát xưa vẫn còn nguyên giá trị của nó, như ca ngợi sự tinh xảo của lụa Vạn
Phúc, phần nào xen lẫn niềm vui, niềm tự hào dân tộc của người dân xứ lụa tơ tằm:
“Em
về Vạn Phúc cùng anh
Áo
lụa em mặc thêm thanh vẻ người”…