Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Lợi ích từ rác thải, nguồn tài nguyên cần được quan tâm

Đời sống con người ngày càng cao cũng đồng nghĩa với nguồn tài nguyên trên trái đất dần cạn kiệt, lượng rác thải dần tăng lên đến mức báo động.
Nhiều chuyên gia nhận định nguồn lợi tài nguyên sẽ hết trong vòng chưa đến 100 năm tới. Vậy câu hỏi đặt ra làm sao con người có thể tiếp tục sinh tồn trong trường hợp đó. Hiện nay nhiều tổ chức trên thế giới đã kêu gọi thực hành tiết kiệm và phương án tái chế rác thải hay rác thải là nguồn tài nguyên mới đang rất được quan tâm.

Đối với Việt Nam thì đây vẫn là vấn đề hết sức mới mẻ nhưng trong định hướng phát triển bền vững cũng nhấn mạnh quản lý rác thải và một điểm trọng tâm trong công tác môi trường của đất nước. Thực tế thì trái ngược lời kêu gọi, quản lý rác chưa được lưu tâm, nhỏ lẻ, tự phát gây ô nhiễm môi trường rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, nhiều loại rác thải vứt bừa bãi trên sông gây thắng cống phải thông tắc cống, chi phí thong tac cong lớn.
Theo số liệu thu thập thì hai thành phố lớn của nước ta là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm trung bình xả ra khoảng 30.000 tấn rác thải, rác thải xây dựng, hút bể phốt, rác sinh hoạt... Một số ít thì được đốt tiêu hủy còn chủ yếu là chôn lấp gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước nghiêm trọng.


Ở một số tỉnh, thành phố nước ta đã xây dựng nhà máy tái chế rác thải rắn, rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ sinh học, khí biogas. Việc xây dựng này vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa tạo công ăn việc làm cho người dân. Thân thiện với môi trường. Việt Nam cần có nhiều hơn nữa các nhà máy và có biện pháp quản lý rác thích hợp, coi rác thải là nguồn tài nguyên quý giá.