Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Cảnh báo ô nhiễm môi trường từ thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc trừ sâu nói riêng và thuốc bảo vệ thực phẩm nói chung đều có những tác động xấu đến môi trường sống. Chính vì vậy cần có các biện pháp thiết thực để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ những sản phẩm trên.


Thuốc trừ sâu

Không chỉ có mỗi thuốc bảo vệ thực vật mà các vỏ bao đựng chúng sau khi người dân sử dụng vứt bừa bãi xuống ruộng, kênh mương bên cạnh cũng góp phần không nhỏ làm ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước. Môi trường nông thôn Việt Nam được cảnh báo đã và đang đứng trước các thách thức lớn.  Từ một số nguồn thông tin cho biết từ năm 2000 đến nay, mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng từ 35.000 đến hơn 100 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật và con số này sẽ không ngừng gia tăng trong những năm tới. Bình quân tổng lượng phân bón vô cơ các loại sử dụng là vào khoảng 2,4 triệu tấn/năm, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 240 tấn rác thải rắn nguy hại là bao bì, vỏ hộp thuốc các loại làm ô nhiễm, cản trở dòng chảy trên kênh phải thông tắc cống.

Lượng xả ra thì nhiều mà việc thu gom chỉ đạt được khoảng 45 đến 55% chất thải rắn nông thôn chưa nói đến xử lý rác thải. 

Khả năng còn yếu kém cộng thêm ý thức người dân còn yếu kém đã đẩy vùng nông thôn Việt Nam dần chìm trong những bãi rác, hố rác lớn. Không chỉ có mỗi rác thải rắn mà nguồn nước lâu ngày bị ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vậy một cách tràn lan ở nhiều vùng trồng rau, trồng cây ăn quả tập trung cộng thêm với nước thải sinh hoạt, hút bể phốt... của người dân thải ra.

Để bảo vệ môi trường trước những hậu quả từ việc sử dụng thuốc bảo quản thực phẩm thì nhà nước phải có những chính sách cụ thể hỗ trợ các địa phương áp dụng các mô hình sản xuất sạch hơn, đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ, năng lực về quản lý chất thải rắn và người dân cũng phải tự có ý thức bảo vệ môi trường sống.