Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Suy thoái tài nguyên đất trầm trọng ở nước ta

Đất là nơi mà mọi sinh vật sống sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt đối với cây trồng đất đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của cây.

Thoái hóa đất ở Việt Nam

Ngày nay dưới tác động của con người nguồn tài nguyên đất ngày một suy thoái. Đất bị suy thoái là những loại đất do những nguyên nhân tác động nhất định theo thời gian đã và đang mất đi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu trở thành các loại đất mang đặc tính và tính chất không có lợi cho sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng nông lâm nghiệp.

Ở Việt Nam có nhiều khu đất vốn được sử dụng để trồng trọt nay lại bị bỏ hoang. Nguyên nhân chủ yếu khiến đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn bị ô nhiễm là do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền vững. Các loại thuốc bảo vệ thực vật ở nước ta đều có hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường cao. Các chất này thâm nhập vào đất và phá hủy cấu trúc của đất đặc biệt là tiêu diệt các loại vi sinh vật có lợi cho cây trồng. Theo thống kê hàng năm ước tính tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng trong canh tác nông nghiệp vào khoảng 2,5 - 3 triệu tấn, trong đó có đến 50 - 70% không được cây trồng sử dụng thải ra môi trường.

Một yếu tố khác có thể kể đến là một tác nhân lớn làm ô nhiễm nguồn đất đó chính là việc xả thải bừa bãi từ chất thải rắn đến nước thải như nước thải công nghiệp, nước thải công nghiệp, hút bể phốt, thong tac cong, ... Thêm vào đó là các làng nghề và khu công nghiệp xả thải. Tại một số nơi thì nguồn đất lại bị ô nhiễm do chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh. 28% diện tích tự nhiên có liên quan đến hoang mạc hóa, trong đó 2 triệu ha đang sử dụng bị thoái hóa nặng và 2 triệu ha khác đang có nguy cơ thoái hóa cao.

Giải pháp chống thoái hóa đất vẫn còn là một câu hỏi lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường Việt Nam nói chung. Hồi sinh các mảnh đất đã bị thoái hóa là tiến hành sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý, bền vững là yếu tố quyết định trực tiếp để thay đổi chất lượng đất.