Tài nguyên nước ngầm được cho là một tài nguyên quan trọng và quý giá. Nhưng hiện nay, trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm ở Việt Nam đang ngày một suy giảm và có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng
Tình trạng ô nhiễm nguồn tài
nguyên nước nằm sâu trong lòng đất đang ở mức báo động với những chỉ số đáng
lo ngại. Bên cạnh yếu tố khách quan là sự biến đổi khí hậu, tình trạng xâm thực
của nước mặn thì nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là con người. Với tốc độ phát
triển của nền kinh tế- xã hội mà những chất thải công nghiệp, chất thải sinh
hoạt, chất thải nông nghiệp… đang làm biến đổi nguồn nước ngầm hiện nay theo
chiều hướng xấu đi. Nhiều nơi xảy ra tình trạng không thông tắc cống ngầm
thường xuyên gây tắc nghẽn dòng chảy.
Nguồn nước giếng bị nhiễm phèn
cao
Theo Tổng cục môi trường, Bộ Tài
nguyên và Môi trường ở nước ta, tài nguyên nước ngầm chiếm 35% đến 40% tổng số
lượng nước sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, nó còn là nguồn nước quan trọng
của ngành nông nghiệp và công nghiệp. Đặc điểm chính của nguồn nước ngầm ở Việt
Nam là nó nằm sâu trong lòng đất, cách mặt đất từ 25 cho tới 100 mét. Do địa
hình nên nước ngầm phân bổ khá đều, dọc khắp ba miền và rất phong phú bởi lượng
mưa ở nước ta là tương đối lớn. Cụ thể, cả nước hiện nay có khoảng gần 300 nhà
máy có sử dụng nước ngầm để biến nguồn tài nguyên thiên nhiên này thành sản
phẩm phục vụ cuộc sống của con người. Cùng với đó hệ thống giếng đào, giếng
khoan tự phát của người dân vùng nông thôn rất nhiều, tiếp cận với nguồn nước
ngầm để phục vụ sản xuất, tưới tiêu và sinh hoạt. Với trữ lượng khai thác đạt 20
triệu m3/ngày. Có thể nói đây là tài nguyên cực kỳ quan trọng trong đời sống sinh hoạt cộng đồng. Theo các chuyên gia môi trường, nước ngầm ở Việt
Nam đang bị xâm hại bởi những hóa chất độc hại từ những nhà máy, xí nghiệp, khu
công nghiệp và cả khu dân cư, nhiều nơi nước có mùi khó chịu như mùi nước hút bể phốt. Thêm vào đó là sự xâm thực của nước mặn khiến nước ngầm biến
đổi, có tỷ lệ phèn cao và trở nên cạn kiệt dần vì khai thác không đúng cách.
Trong khi hầu hết các dòng sông
với nguồn nước bề mặt ở Việt Nam đang biến đổi bởi nạn ô nhiễm môi trường thì ai
cũng có thể nhận ra, bằng mắt thường hay bằng những phép kiểm tra đơn giản thì
sự ô nhiễm của nguồn nước ngầm lại khó thấy hơn. Mặc dù nước ngầm đã được thiên
nhiên chắt lọc bằng rất nhiều cơ chế khác nhau với sự thẩm thấu từ nguồn nước
bề mặt nhưng nó cũng bị ảnh hưởng rất nhiều của nguồn nước bề mặt, khi nguồn
nước này bị ô nhiễm. Những hóa chất độc hại mà các nghiên cứu gần đây tìm thấy
ở các mẫu nước ngầm khắp các địa phương như Hà Nội, TP HCM, đồng bằng sông Cửu
Long… đang gióng lên hồi chuông báo động về những nguy hại mà chúng ta sẽ phải
gánh chịu nếu không có những biện pháp kịp thời bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá
này.
Hầu hết, các kết quả nghiên cứu
về nước ngầm đều cho thấy, tài nguyên nước ngầm đang bị ô nhiễm bởi những hóa
chất độc hại. Cụ thể, ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, lượng amoni lên đến 23,3
mg/l, cao hơn 200 lần so với quy định về an toàn, khoảng 60% các mẫu quan sát
được có chứa chất Mn (Mangan) vượt quá hàm lượng tiêu chuẩn hay khoảng 15% số
mẫu thử có chứa hàm lượng Asen. Trong khi đó, tại khu vực đồng bằng Nam bộ, các
mẫu quan sát cho thấy, các hàm lượng chất Mn và mê-tan cũng vượt ngưỡng cho
phép. Ở khu vực miền Tây Nam Bộ, nơi có địa hình thấp hơn, được bao phủ bởi
nhiều hệ thống sông ngòi thì những hóa chất này cũng nhiều hơn. Ở vùng Tây
Nguyên, nơi có địa hình cao hơn đồng bằng khoảng 600 đến 1.500 mét thì lại có chất lượng nguồn nước ngầm an toàn, thông tắc ngầm thường xuyên để đảm bảo dòng chảy tốt hơn. Tình trạng hạn
hán, thiếu nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt khiến con người, cây trồng, vật nuôi
bị khát nước vừa qua đã khá phổ biến ở vùng Tây Nguyên.
Tóm lại, trên đây chỉ là một
trong số các trường hợp về ô nhiễm nguồn nước ngầm được phát hiện và xử lý.
Thói quen sử dụng nguồn nước ngầm bằng cách đào giếng, khoan giếng xuống lòng
đất của người dân vẫn diễn ra ở hầu hết các vùng nông thôn trên khắp đất nước. Đây
là nguyên nhân dẫn đếm sự suy giảm nguồn nước nhưng lại không có giải pháp cụ
thể để hạn chế.